Sơ lược về Chủ Nghĩa Cấp Tiến

0
61

Có người nói kinh tế học là một “nền khoa học vô giá,” nghĩa là nó trả lời những câu hỏi mà không cần xem xét tới chánh trị hoặc hệ tư tưởng. Một nhà kinh tế giỏi có thể giải thích lợi ích của kinh tế thị trường hoặc kết quả của xã hội chủ nghĩa, không phải là vì bất kỳ thành kiến chánh trị nào, mà là bởi vì con người trên thế giới sẽ phản ứng tới vấn đề khan hiếm tài nguyên như thế nào.

Tuy nhiên, thông thường khi chúng ta thảo luận kinh tế học, chúng ta cũng làm như vậy trong các bối cảnh chánh trị – chẳng hạn như trong suốt giai đoạn bầu cử chúng ta sẽ phản ứng như thế nào hay việc tăng thuế sẽ ảnh hướng tới nền kinh tế khu vực ra sao.

Nhiều người gọi cái đó là “cấp tiến” – ngụ ý rằng quan điểm kinh tế và chánh trị của họ là “hiện đại” hoặc “nhìn xa trông rộng.” Trong suốt lịch sử Mỹ, “chủ nghĩa cấp tiến” đã tuyên bố thúc đẩy một hệ thống kinh tế, đó là một “đường lối thứ ba” giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Họ còn ủng hộ một nền kinh tế “luật lệ được ban hành bởi các chuyên gia,” hơn là bởi các chánh trị gia hoặc các nhà kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, không có gì là “cấp tiến” về điều đó. 

Hệ thống chánh phủ này có cùng một vấn đề như “chủ nghĩa thân hữu”, niềm tin sai lầm rằng chánh phủ có thể làm tốt hơn hệ thống kinh tế thị trường.

Kinh tế thị trường hoạt động bằng việc điều phối các nguồn cung – cầu và sản phẩm trên toàn thế giới. Phụ thuộc vào chi phí, mà các nhà kinh doanh lớn – nhỏ và người tiêu dùng đều có thể tính toán được cách tốt nhứt để đạt được thứ họ mong muốn.

Chủ nghĩa cấp tiến không tin tưởng vào các quyết định của bất kỳ ai. Thay vào đó, họ chỉ muốn thị trường và giá cả được quy định bởi những người được gọi là chuyên gia, mà sự ảnh hưởng của họ tới từ các trường đại học hoặc chánh trị, chớ không phải từ những nhà sản xuất tạo ra hàng hoá hay dịch vụ mà mọi người mong muốn xài.

Một sai lầm cơ bản mà chủ nghĩa cấp tiến mắc phải là niềm tin vô giáo dục chuyên môn đầy đủ có thể trao quyền lực cho bất cứ cá nhân nào với kiến thức tốt hơn so với thị trường có thể cung cấp. Bằng cách này, họ biện minh cho việc áp đảo quyền lực chánh trị và lập pháp để nắm được nhiều quyền kiểm soát hơn lên xã hội. Điều này rất nguy hiểm.

Về mặt kinh tế, liệu sự can thiệp này của chánh phủ có phải là cách tham nhũng trong chánh trị không hay đó là “luật lệ ban hành bởi các chuyên gia” không có liên can gì. Kết quả thì cũng giống nhau thôi – hệ thống thị trường này bị kiểm soát bởi quyền lực cai trị của chánh phủ nhằm mục đích chánh trị, chớ không phải vì lợi ích thực sự của người tiêu dùng. Điều này không phải thực hiện một “đường lối thứ ba” giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, mà nó làm suy yếu chủ nghĩa tư bản để biện minh cho quyền lực nhà nước nhiều hơn. Cũng như chủ nghĩa thân hữu, những kẻ hưởng lợi từ đường lối thứ ba này không phải là nhà kinh doanh hay nhà sản xuất có những đóng góp hữu ích gì, mà đó là “các chuyên gia” chánh trị không biết cái gì về sản xuất đang kiểm soát mọi thứ.

Sự can thiệp của chánh phủ theo đường lối thứ ba mang lại lợi ích cho các công ty bự thông qua việc giảm thuế, ban hành luật sản xuất, bắt buộc tiêu chuẩn hoá công nghiệp, vận động hành lang…, điều này khiến cho các công ty nhỏ khó mà cạnh tranh. Vì vậy, các công ty quốc gia và đa quốc gia bự đã giành chiến thắng trên thị trường và hội đồng lập pháp bởi vì lợi thế không công bằng mà chánh phủ dành cho họ.

“Tầng lớp chuyên gia” của chủ nghĩa cấp tiến tạo ra những vấn đề mới thông qua việc tăng quyền lực cho các tầng lớp quan chức có thể áp đặt ảnh hưởng rộng lớn của họ lên nền kinh tế, mà không phải chịu trách nhiệm trước thị trường hoặc hòm phiếu. Tại Mỹ ngày nay, sau một thế kỷ áp dụng kế hoạch cấp tiến của chánh phủ, bây giờ chúng ta đã thấy được sự thông đồng giữa các công ty quyền lực và các cơ quan ban ngành của chánh phủ – bất kể kết quả của một cuộc bầu cử ra sao đi nữa.

Nếu không có tính trách nhiệm, kết quả sẽ tạo nên những thảm hoạ lớn về chính sách khiến cho khủng hoảng về tài chánh, phát sinh các chi phí về chăm sóc y tế và học phí hoặc sẽ phong toả toàn nền kinh tế dưới danh nghĩa “sức khoẻ cộng đồng.”

Đây không phải là sản phẩm của thị trường tự do, mà là hậu quả trực tiếp của nhiều năm ban hành chính sách can thiệp thất bại.

Không có cái gọi “đường lối thứ ba” trong kinh tế học, thậm chí khi người tiêu dùng được phép định hướng nền kinh tế của họ hoặc chánh phủ phải chịu trách nhiệm về điều đó. 

Kinh tế học không phải là nền khoa học trao quyền lực cho những chuyên gia nào đó để họ quản lý xã hội tốt hơn. Thay vào đó, nó dạy cho chúng ta biết những giới hạn của chánh phủ có thể làm để mang tới sự thạnh vượng cho thế giới.

Chủ nghĩa cấp tiến không phải câu trả lời. Chúng ta càng “suy nghĩ như một nhà kinh tế học,” chúng ta càng hiểu về giá trị thực sự của xã hội tự do.

Nguồn: https://mises.org/economics-beginners

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here