Trong các triều đại xưa, nhà vua thường sẽ dựa vô một nhóm cố vấn đặc biệt để bảo vệ ngai vàng trước thần dân. Những quan thần này sẽ nói rõ cho thần dân biết rằng quốc vương của họ được thần linh soi sáng và những hành động của họ được dẫn dắt bởi thế lực siêu nhiên.
Ngày nay, vài nhà cầm quyền đưa ra những triết lý tôn giáo cho những kế hoạch to lớn của họ – tuy nhiên, quyền lực của các nhóm chuyên gia cố vấn và các thầy bói vẫn duy trì. Thay vì được đặt trong các thánh đường tôn giáo, thì các chuyên gia sẽ dùng những triết lý đó tạo ra các chính sách trí tuệ để làm cho quyền lực của chánh phủ ngày càng bự hơn trong việc kiểm soát xã hội.
Để làm điều đó, họ phải tiết lộ có bao nhiêu “chuyên gia” ra chính sách sẽ bị loại bỏ – bao gồm luôn “các nhà kinh tế học” nổi tiếng – nhưng không thể “suy nghĩ như một nhà kinh tế.”
Ví dụ vầy, các nhà kinh tế học thường xuyên giải thích tất cả những thứ tốt sẽ xảy ra nếu chánh phủ có thể chi tiền vô các chương trình cụ thể hoặc tạo ra một công cụ chính sách mới. Và họ có thể gom các dữ liệu không đầy đủ từ chỗ này, thêm những giả thuyết nhứt định từ nguồn kia và trình ra cho mọi người một dự báo thích hợp với sự sắp đặt của họ.
Thỉnh thoảng, các tiên đoán đó là sai và chúng ta thường dựa trên những giả định không thực tế về thế giới. Chẳng hạn, các nhà kinh tế học không bao giờ có thể lên kế hoạch về chi phí thực trong thị trường tương lai, bởi vì cái cách mong muốn và nhu cầu của người dân có thể thay đổi. Họ cũng không thể tính toán được sự đổi mới, các thảm hoạ hay những thay đổi lớn trong hành vi của con người.
Không một chuyên gia nào có thể tiên đoán về tương lai.
Điều này không có nghĩa là việc dự báo mất đi giá trị. Những doanh nghiệp, nhà đầu tư, con bạc… có thể dùng kiến thức của họ vào các lãnh vực hay ngành nghề cụ thể để tiên đoán về các sự kiện có thể xảy ra chính xác hơn. Giống như một nhà kinh doanh, nếu họ đúng, họ sẽ hưởng lợi. Nếu họ sai, họ sẽ lỗ.
Khi quyền lực chánh phủ trở nên quá mạnh, thì những lời dự báo một cách tự tin sẽ trở nên nguy hiểm.
Như vầy, trước năm 2008, Cục Dự Trữ Liên Bang đã nhiều lần phủ nhận về sự tồn tại của bong bóng bất động sản do lãi suất thấp, dẫn đến ít ai đầu tư xấu vào địa ốc. Khi sự thất bại của Cục Dự Trữ Liên Bang tạo ra một cuộc khủng hoảng tài chánh, kết quả là ngân hàng trung ương tự cho phép mình nhiều quyền lực hơn để “khắc phục” vấn đề. Không thể thay đổi, các chuyên gia của ngân hàng trung ương đã tiên đoán sai về tăng trưởng kinh tế hoặc lãi suất trong tương lai. Và cũng như vậy, họ tự cho mình nhiều ảnh hưởng hơn lên thị trường vốn toàn cầu.
Vấn đề không chỉ ở các ngân hàng trung ương.
Vào năm 2021, các chánh phủ đã quyết định huỷ bỏ các dự báo về Virus Corona là hoàn toàn không chính xác. Rất nhiều doanh nghiệp đã phải phá sản và cuộc sống người dân trở nên bế tắc bởi vì những tiên đoán tầm bậy của các chuyên gia.
Thậm chí là càng thêm nhiều sự khủng khiếp, chánh phủ đã tham gia vào các chương trình dựa trên những dự đoán tồi tệ về nguồn lực – như không xem trọng việc cung cấp lương thực toàn cầu, dẫn đến toàn dân trên thế giới rơi vào tình trạng hoảng loạn. Kết quả là ban hành các chương trình triệt sản cưỡng bức, luật một con và các chính sách chống nhân loại khác.
Các tiên đoán đã sai và kết quả là vô số người dân đã mất mạng.
Xã hội là một hệ thống phức tạp. Những điều không chắc chắn thì luôn tồn tại khiến chúng ta không thể đong đếm được, như vậy không thể dự đoán chắc chắn về tương lai. Điều này đặc biệt chính xác đối với các hệ thống phức tạp như kinh tế, y tế cộng đồng và khí hậu toàn cầu.
Hiểu đúng về kinh tế học sẽ dạy cho chúng ta có cái nhìn chính chắn hơn về sự tồn tại của thế giới, sự quan trọng của việc trao quyền lực về quyền tài sản cho mỗi cá nhân và kết quả của việc lạm quyền.
Điều này không cho chúng ta khả năng dự đoán tương lai.
Và không có công thức toán học hay mô hình phức tạp nào có thể thay thế cho sự nguyên cứu hạp lý về hành vi nhân loại.