Thêm Nhiều Bằng Chứng Cho Thấy Bất Bình Đẳng Kinh Tế Đang Trên Đà Giảm Xuống

0
85

Theo thời gian, sự bất bình đẳng trong thu nhập trên toàn cầu gia tăng càng giống như một câu chuyện cổ tích. Có nhiều nhận định cho rằng sự bất bình đẳng này xuất phát từ sự lan rộng của chủ nghĩa tư bản và khoảng cách giàu nghèo càng ngày càng tăng khiến thế cán cân ngày trở nên bất định. Bản tường trình còn khẳng định thêm rằng sự bất bình đẳng xuất hiện ngay bên trong chủ nghĩa tư bản và được lặp đi lặp lại nhiều đến nỗi mọi người coi nó là một điều hiển nhiên.

Liệu hiện thực ta đang thấy có chính xác? Dữ liệu trần trụi này dường như là sự đồng thuận với chủ nghĩa Mác về nguyên lý thị trường, trong đó các nhà tư bản trở nên giàu có hơn trong khi những người khác trở nên nghèo hơn. Thật vậy, có vẻ như sự bất bình đẳng xuất hiện từ khi cuộc Cách mạng Công nghiệp bùng nổ. Chúng ta có thể thấy sự bất bình đẳng trên toàn cầu bùng nổ như thế nào kể từ năm 1820 trong cả hai chỉ số đánh giá bất bình đẳng thường được sử dụng: chỉ số Gini và Theil (hình 1).

Hình 1 – Nguồn dữ liệu: Milanovic (2009)

Tuy nhiên, khi xem xét kỹ hơn các dữ liệu ta nhận thấy có một vài điều bất thường trong đó.

Đầu tiên, chúng tôi nhận thấy rằng sự bất bình đẳng về thu nhập trên thế giới đã giảm dần kể từ năm 1980. Sự sụt giảm này chủ yếu là do việc áp dụng các cải cách thị trường ở Trung Quốc đã gây ra sự gia tăng đáng kể về năng suất cũng như gia tăng tốc độ tăng trưởng về kinh tế, giúp hàng triệu người thoát nghèo. Nói cách khác, thu nhập trung bình của 1,3 tỷ người gần với mức thu nhập trung bình của thế giới.

Tuy nhiên, sự phân hóa giàu nghèo gia tăng đáng kể từ năm 1850 đến năm 1980. Vì vậy, câu hỏi vẫn chưa được trả lời: liệu chủ nghĩa tư bản có phải là nguyên nhân?

Bất bình đẳng trong biên giới với Bất bình đẳng xuyên biên giới

Vào đầu thế kỷ XIX, chỉ số Gini là 43 trong khi vào đầu thế kỷ XXI là gần 70 (con số biến thiên từ 65 đến 70 tùy nguồn dữ liệu).

Thế nhưng liệu ta có thể so sánh dựa trên những con số này được hay không? Nhiệm vụ của chúng ta là phải tách các thành phần của chỉ số Gini thành các con số thể hiện chênh lệch thu nhập trong biên giới và xuyên biên giới.

Những năm đầu thế kỉ XIX, 35% sự bất bình đẳng toàn cầu được đối chiếu qua chỉ số Gini là do sự khác biệt giữa các quốc gia. Đồng thời, 65% sự bất bình đẳng được tạo ra bởi sự khác biệt về thu nhập trong mỗi quốc gia. Nhưng đến đầu thế kỷ XXI, 85 đến 90% sự bất bình đẳng xảy ra là do sự khác biệt giữa các quốc gia, trong khi chỉ 10 đến 15% sự bất bình đẳng là do sự khác biệt về thu nhập trong mỗi quốc gia.

Nói cách khác, nguồn gốc cơ bản của sự bất bình đẳng trên thế giới đã thay đổi từ bất bình đẳng trong biên giới sang bất bình đẳng xuyên biên giới.

Đây là một minh chứng cho thấy bất bình đẳng không đến từ chủ nghĩa tư bản, mà đến từ sự lan rộng của công nghiệp hóa và thể chế thị trường đến những nơi khác nhau với tốc độ khác nhau. Nếu một nửa thế giới chấp nhận thị trường và nửa còn lại thì không, có thể thấy sự phát triển của nhóm thứ nhất khiến thế giới xuất hiện sự bất bình đẳng nhiều hơn, nhưng thực tế này không cho chúng ta biết bất cứ điều gì về sự bất bình đẳng trong các lĩnh vực áp dụng thể chế thị trường. Thật vậy, dữ liệu thu thập được đã chứng minh cho giả thuyết này: bất bình đẳng giữa các quốc gia đã tăng từ 15 điểm Gini lên 60–63 điểm Gini, trong khi bất bình đẳng trong biên giới giảm từ 28 điểm xuống 7–11 điểm (hình 2 và 3):

Hình 2 – Nguồn dữ liệu: Milanovic (2009)
Hình 3 – Nguồn dữ liệu: Milanovic (2009)

Trong cả hai chỉ số Gini và Theil, xu hướng cho thấy bất bình đẳng xuyên biên giới tăng lên trong khi bất bình đẳng trong biên giới giảm dần cho đến năm 1980. Ta dễ dàng nhận thấy xu hướng cuối cùng đã thay đổi, như chúng tôi đã chỉ ra, một phần là do sự hợp nhất của Trung Quốc và nguồn lực lao động của nước này vào nền kinh tế quốc tế.

Bất bình đẳng là không thể tránh khỏi đối với người nghèo

Chúng ta có thể sử dụng một cách khác để đo lường sự bất bình đẳng khi chúng ta tính toán mức sinh hoạt phí của người dân. Ở giai đoạn tiền công nghiệp, thu nhập trung bình thường sẽ gần bằng với mức sống, nhưng khi người dân không còn sống tự cung tự cấp, giá trị chỉ số Gini có thể tăng lên nếu mức thu nhập của người có thu nhập thấp không đuổi kịp với mức thu nhập của người có thu nhập cao.

Có thể nói rằng, khoảng cách thu nhập càng cao thì sự bất bình đẳng càng lớn. Mức thu nhập trung bình để có thể duy trì mức sống khoảng 300 đô la:

Hình 4 – Nguồn dữ liệu: Milanovic (2009)
Hình 5 – Nguồn dữ liệu: Milanovic (2009)

Vào năm 1820, thu nhập bình quân đầu người toàn cầu chỉ gấp đôi mức sinh hoạt. Nhưng đến năm 1980, thu nhập bình quân đã gấp khoảng mười lăm lần mức sinh hoạt. Trong khi đó, sự bất bình đẳng được đo lường bởi cả hai chỉ số Gini và Theil cũng tăng lên.

Branko Milanovic thêm một bước tiến nữa trong công tác nghiên cứu. Từ cơ sở này ta có thể đo được giới hạn mà sự bất bình đẳng này có thể chạm tới, nó được gọi là “tỉ số chiết”. (From here we can compare the “maximum feasible inequality” with the measurement of this equality and we obtain what is called the “extraction ratio.”) chỗ này tôi không chắc lắm

“Tỉ số chiết” là một thuật ngữ mơ hồ và gây ấn tượng rằng sự giàu có được chiết xuất thay vì được tạo ra, thuật toán đã minh chứng cho sự logic của nó: với mức bất bình đẳng tối đa có thể đo lường được thì so với thực tế khoảng cách chênh lệch là bao nhiêu?

Hình 6 – Nguồn dữ liệu: Milanovic (2009)

Khi đo lường khoảng cách này, chúng ta thấy xu hướng sẽ trở nên khác đi tùy thuộc vào chỉ số mà chúng ta chọn. Chỉ số Gini cho ta thấy rằng sự bất bình đẳng đã giảm nhẹ kể từ cuộc Cách Mạng Công Nghiệp, nhưng khoảng cách bất bình đẳng ít nhiều vẫn không đổi. Ngược lại, chỉ số Theil cho chúng ta thấy sự bất bình đẳng giảm đi rất lớn kể từ khi cuộc Cách mạng Công nghiệp diễn ra.

Kết luận

Khi chúng tôi bắt tay vào đo lường sự bất bình đẳng, chúng tôi thấy rằng ngay từ đầu, nó được xảy ra bởi việc áp dụng nhỏ giọt các thể chế thị trường trên toàn thế giới. Khi phân tích các dữ liệu, chúng ta thấy rằng bất bình đẳng trong các quốc gia đã giảm mạnh, điều đó cho thấy rằng các thể chế thị trường có xu hướng làm cho xã hội bình đẳng hơn.

Ở một góc nhìn khác, chúng ta thấy rằng các xã hội tiền công nghiệp đều bình đẳng vì có mức thu nhập thấp. Sự chênh lệch về thu nhập xuất hiện khi có sự phân hóa giàu nghèo. Khi chúng tôi xem xét về các mức sinh hoạt phí, chúng tôi thấy rằng bất bình đẳng giảm nhẹ trong 200 năm qua được đo bằng chỉ số Gini, hoặc giảm mạnh khi đo bằng chỉ số Theil.

Nhận định cho rằng thể chế thị trường là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng hiện nay kém thuyết phục hơn bao giờ hết.

Tác giả: Daniel Fernández Méndez (Daniel Fernández là người sáng lập Xu hướng thị trường UFM và là Giáo sư ngành Kinh tế học tại Đại học Francisco Marroquín. Ông có bằng Tiến sĩ Kinh tế Ứng dụng tại Đại học Rey Juan Carlos ở Madrid và là cựu nghiên cứu sinh tại Viện Mises).

Bài viết gốc: https://mises.org/library/more-evidence-global-economic-inequality-decreasing

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here