Tiền tệ còn phức tạp và hoang mang hơn nhiều so với các môn học về kinh tế.
Có rất nhiều cuộc tranh luận giữa “siết chặt tiền tệ” với “thả lỏng tiền tệ” về vai trò của Bộ Ngân Khố và Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang và ứng phó của họ đối với khủng hoảng tài chánh.
Có lẽ sự hoang mang bắt nguồn từ thiên hướng của con người là chỉ nghiên cứu các vấn đề kinh tế và chánh trị trước mắt. Nếu chúng ta đắm mình hoàn toàn vào những công việc hàng ngày, được tâng bốc bởi một nhóm người nhằm mục đích chánh trị và sự vui sướng tức thời của phương tiện truyền thông xã hội, thì chúng ta sẽ bị lúng túng trong việc phân biệt những thứ căn bản và đặt những câu hỏi mà ai cũng biết.
Điều này thực sự đúng với nền kinh tế của chúng ta, các mối liên hệ trên toàn cầu rất phức tạp tới nổi chúng ta phải cô lập và phân tích một vài yếu tố quan trọng và tìm cách thức hoạt động của chúng trong thế giới phức tạp.
Và luôn là như vậy, đó là mục tiêu của nhà kinh tế giỏi không chỉ đơn giản là phân tích những gì thấy được, mà còn phải so sánh và đối chiếu nó với các kết quả khả thi khác.
Trong tất cả vấn đề kinh tế, tiền tệ có thể được xem là thứ phức tạp và cũng có lẽ chúng ta cần nhìn nhận theo quan điểm rõ ràng nhứt. Hơn nửa, tiền tệ là lãnh vực kinh tế bị che đậy và có nhiều rắc rối nhứt trong những thế kỷ qua dưới sự can thiệp của chính phủ. Trên thực tế, hầu hết những ai được coi là “chuyên gia” không bao giờ nghĩ về sự kiểm soát của nhà nước đối với tiền tệ cũng như sự can thiệp của họ vô thị trường tự do; một thị trường tự do tiền tệ là thứ không tưởng đối với họ.
Điều đó dẫn tới là các người chủ ngân hàng trung ương và giới tài phiệt gia tăng quyền lực của họ đối với xã hội qua hàng thập kỷ liên tục trong một thế kỷ.
Theo lịch sử, tiền tệ là một trong những thứ đầu tiên được kiểm soát bởi chánh phủ. Việc thao túng tiền tệ luôn là một trong những cách dễ dàng nhứt để thu lợi tức từ công chúng, cho phép nhà nước chi tiêu và kiểm soát nhiều hơn những gì họ có thể làm thông qua một việc duy nhứt là đánh thuế.
Nhiều thế hệ người Mỹ chỉ biết đến một nền kinh tế toàn cầu được thúc đẩy bởi tiền tệ pháp định mà không có bất kỳ hàng hóa nào hỗ trợ.
Việc chánh trị hóa hoàn toàn tiền tệ hay bất kể gì đi nữa là một trong những công cụ hữu hiệu nhứt trong xã hội nhân loại đã trực tiếp dẫn đến sự tàn phá và khốn khổ của nhân loại ở một mức độ mà nhiều người không thể hiểu được. Như Dân Biểu Ron Paul đã từng đề cập: “Không phải ngẫu nhiên mà thế kỷ của chiến tranh toàn diện lại trùng hợp với thế kỷ của ngân hàng trung ương.”
Chúng ta cũng sẽ thấy trong nền kinh tế tư bản có biết bao nhiêu những thất bại bị cáo buộc bởi các nhà phê bình ở cả cánh tả và cánh hữu, đó không phải là kết quả của thị trường tự do, mà là do xã hội hóa tiền tệ.
Vì vậy, đã tới lúc chúng ta phải tạo nên sự chú ý căn bản về huyết mạch của nền kinh tế – tiền tệ.
Tiền tệ có thể được tổ chức theo nguyên tắc tự do không? Liệu chúng ta có thể có một thị trường tự do về tiền tệ cũng như các hàng hóa và dịch vụ khác không? Vậy loại hình của một thị trường như vậy có tốt không? Và những chánh phủ sẽ làm gì để tác động lên nó?
Nếu chúng ta ủng hộ thị trường tự do bằng nhiều hướng khác nhau, nếu chúng ta muốn loại bỏ sự can thiệp của chính phủ đối với cá nhân và tài sản, không có điều nào quan trọng hơn là chúng ta phải tìm các cách hoạt động của một thị trường tiền tệ tự do.