Khái quát về Chủ Nghĩa Thân Hữu
Các nhà hoạt động đổ lỗi cho “chủ nghĩa tư bản” về những vấn đề lớn nhứt trên thế giới, như chi phí chăm sóc sức khỏe cao. Một số người còn nói chính kinh tế học là cỗ máy tuyên truyền cho các doanh nghiệp bóc lột nhân công. Ngược lại, chánh phủ thường tổ chức các chương trình dạy về luật lệ, trợ cấp và các biện pháp can thiệp khác tại các trường học, vì điều đó sẽ bảo vệ người tiêu dùng khỏi các doanh nghiệp “bóc lột” và “lòng tham” tư bản.
Sự thực hoàn toàn ngược lại. Việc lãi và lỗ đã làm giảm chi phí và tăng chất lượng sản phẩm thông qua sự cạnh tranh, việc này mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Mà một khi chánh phủ can thiệp vô quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ để cải thiện, họ làm như vậy bằng cách thông qua luật lệ và ban hành các quy định có lợi ích cho một số doanh nghiệp nhứt định so với những doanh nghiệp khác, tất cả điều này với danh nghĩa “bảo vệ” công chúng. Việc trao đặc quyền và ưu ái quyền lợi cho những người có quyền lực chánh trị hoặc có mối quan hệ với chánh phủ được gọi là chủ nghĩa thân hữu. Những người thụ hưởng từ chủ nghĩa thân hữu phải biết hối lộ cho các chánh trị gia và quan chức đã nâng đỡ họ chứ không phải đáp ứng những mong muốn của người tiêu dùng mua sản phẩm từ các công ty họ quản lý.
Ví dụ vầy, hãy tưởng tượng bạn đang điều hành một doanh nghiệp nhỏ sản xuất canh rau củ. Ưu tiên hàng đầu là làm hài lòng khách hàng. Một khách hàng hài lòng sẽ mua hàng của bạn hoài. Để đạt được mục tiêu này, bạn phải chọn rau củ, công thức nấu ăn, cách đóng gói và phân phối dựa trên những ước tính tốt nhứt của bạn về những gì người tiêu dùng muốn. Nếu người tiêu dùng thích và đánh giá cao về món canh rau củ của bạn, bạn sẽ có lợi nhuận. Còn ngược lại, bạn sẽ bị lỗ. Việc cạnh tranh và sự uy tín trong kinh doanh sẽ đảm bảo hiệu quả và làm hài lòng khách hàng.
Bây giờ hãy hình dung xem chánh phủ quyết định áp đặt các luật lệ lên doanh nghiệp canh rau rủ. Các quan chức – những người không có kiến thức về kinh doanh – bây giờ quyết định toàn bộ quy trình nấu canh, yêu cầu giấy chất lượng sản phẩm, các loại nguyên liệu, kỹ thuật làm ra món canh có thể được dùng và thậm chí là cái cách bạn quảng cáo sản phẩm. Để thực thi các quy định mới này, chánh phủ yêu cầu giấy phép và các cuộc kiểm tra bắt buộc. Do đó, nhà sản xuất canh bây giờ phải dành nguồn lực đáng kể thực hiện các quy định chánh trị.
Mặc dù chánh phủ biện minh cho sự can thiệp của mình với danh nghĩa bảo vệ người tiêu dùng khỏi những nhà sản xuất canh “xấu xa”, nhưng các điều luật sẽ ban hành các chi phí bắt buộc và các rào cản nhập hàng. Điều này làm giảm sự cạnh tranh bằng cách trừng phạt các những doanh nghiệp nhỏ, nhưng những doanh nghiệp canh sẽ có lợi. Bằng cách này, luật lệ sẽ hạn chế nguồn cung của canh và tăng chi phí, gây bất lợi cho tất cả người tiêu dùng. Từ khi quan chức ban hành và thực thi các quy định, không có gì là quá bất ngờ khi các Doanh Nghiệp Lớn đã hối lộ cho những điều luật mới để mang lại lợi ích cho họ, chà đạp đối thủ và giảm sự cạnh tranh.
Nền kinh tế thị trường mà thành công là bởi vì sự cạnh tranh khiến cho các doanh nghiệp phải có trách nhiệm tới người tiêu dùng. Còn chủ nghĩa thân hữu không làm được điều đó là do nó chỉ ưu ái cho những người có liên hệ với quan chức trong bộ máy chánh phủ, chẳng những vậy mà còn chà đạp các doanh nghiệp nhỏ khác và đáp ứng ít đi nhu cầu của người tiêu dùng. Nếu không may, khi mà chủ nghĩa thân hữu sụp đổ, thì tất cả chúng ta cũng sẽ rơi vào tình trạng khốn đốn, vì điều đó chỉ dựa trên sự thiên vị và phải có sự hoàn vốn.
Hầu hết mọi người nghĩ câu trả lời cho các vấn đề kinh tế là hãy để cho chánh phủ tham gia vô, ban hành và thực thi thêm những luật lệ và các quy định. vâng vâng và vâng vâng. Nhưng không, sự thực hoàn toàn ngược lại, chánh phủ càng ít can thiệp thì doanh nghiệp mới càng phát triển.