Kinh Tế Xã HộiTRANG CHỦ

Khái quát về Chủ Nghĩa Tư Bản

Nền văn minh của nhân loại có thể bắt nguồn từ việc thiết lập các quyền tư hữu. Với quyền tư hữu, mỗi cá nhân có thể sở hữu đất đai, vốn liếng và hàng hoá, rồi sau đó có thể giao dịch cho người khác. Các hoạt động kinh tế này được gọi là “thị trường”. Điều này không có nghĩa nhất thiết phải diễn ra trong một thị trường hàng hoá có sẵn, mà đơn giản hàng hoá và dịch vụ được mua bán một cách thoải mái.

Hầu hết trong lịch sử nhân loại, quyền tư hữu đã bị giới hạn bởi những kẻ có quyền lực. Ta có thể thấy, một vị vua hay lãnh chúa luôn có quyền kiểm soát tuyệt đối với những người dưới sự bảo vệ của họ. Nếu vị vua muốn củ cải, thì người nông dân phải trồng nó. Nếu lãnh chúa muốn móng ngựa, thì người thợ rèn phải làm nó. Mọi người luôn có khả năng giao dịch với nhau một cách bình thường, nhưng những kẻ có quyền lực có thể trực tiếp ra lệnh làm những sản phẩm mà họ muốn hoặc sẽ trừng phạt những người chống đối lại họ. 

Nhưng, sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản đã làm thay đổi điều đó.

Chủ nghĩa tư bản là việc sản xuất lượng lớn hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của đại đa số người dân. 

Chủ nghĩa tư bản là cải cách phát triển bằng sự công nhận các quyền tư hữu cho mọi người, bất kể địa vị hay tầng lớp xã hội nào. Ngay cả những con người yếu đuối nhứt cũng phải có quyền được sở hữu tài sản và sử dụng sức lao động của họ trong xã hội chủ nghĩa tư bản. Điều đó không phải là sự đảm bảo công bằng về mặt tài sản, mà chủ nghĩa tư bản sẽ bảo vệ quyền lợi của bạn trước sự xâm hại của người khác. 

Như vậy, thì chủ nghĩa tư bản sẽ trao quyền cho người tiêu thụ – chứ không phải là những kẻ nắm giữ quyền lực – điều này có ảnh hưởng lớn tới những gì được sản xuất ra thị trường. Việc đó xuất hiện thông qua cơ chế lợi nhuận. Nếu có nhiều người muốn mua một món hàng và nó được bán ra với giá cao hơn giá vốn, điều này có nghĩa là sản phẩm đó có thể sinh lời. 

Một số người giàu nhứt trên thế giới ngày nay kiếm tiền không phải bằng cách thu hút người giàu, mà bằng cách thu hút công chúng. Mô hình doanh nghiệp như Walmart là ví dụ chẳng hạn, họ đang hướng tới việc bán hàng giá rẻ cho càng nhiều người càng tốt.

Rất nhiều người chỉ trích và lên án chủ nghĩa tư bản như là “lòng tham không đáy.” Đó là một sai lầm. Lòng tham và đố kỵ là những tội lỗi của con người và đều tồn tại trong bất kỳ hệ thống kinh tế nào. Những gì mà chủ nghĩa tư bản đang làm là thúc đẩy sản xuất hàng hoá và tạo ra các dịch vụ mà mọi người muốn có trên thị trường, hơn là phải thực hiện quyết định của những kẻ nắm giữ quyền lực hay chánh phủ. 

Thông qua suốt lịch sử nhân loại, chúng ta có quyền tư hữu và nhờ vào kinh tế thị trường đưa hàng tỷ người thoát khỏi nghèo đói. Mỗi đất nước trên thế giới, tự do về kinh tế và quyền tư hữu là mối tương quan với việc nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe và tuổi thọ.

Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống hợp tác ôn hoà giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng với đáp ứng theo mong muốn và nhu cầu của đại đa số người dân. Chánh phủ không đóng vai trò gì trong một hệ thống tư bản thực sự. Khi chánh phủ can thiệp và áp đặt các luật lệ lên nhà sản xuất và người tiêu dùng, hệ thống tư bản sẽ mất đi. 

Chủ nghĩa tư bản là quyền tự do lựa chọn của người tiêu dùng.

Nguồn: https://mises.org/economics-beginners

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *