Người Mỹ da đỏ có thực sự là nhà bảo vệ môi trường?
Học sinh ở Mỹ có một bài học vỡ lòng: người da đỏ có một mối liên kết thiêng liêng, sâu sắc với thiên nhiên hoang dã, và đặc biệt là họ quan tâm đến phúc lợi môi trường.
Theo một cuốn sách nổi tiếng do Viện Smithsonian xuất bản năm 1991, “Châu Mỹ thời tiền Colombia là vườn địa đàng đầu tiên, một vương quốc hoang dã nguyên sơ. Người Mỹ bản địa đã hòa mình vào cảnh quan, sống như những nguyên tố tự nhiên của sinh quyển. Thế giới của họ, Tân thế giới của Columbus, là một thế giới hầu như không có sự tác động của con người.”
Nếu chúng ta muốn ngăn chặn thảm họa môi trường, thì bài học đơn giản ấy là: học lại những tri thức của người Mỹ bản địa xưa.
Và như thường lệ, câu chuyện ngoài đời sẽ phức tạp hơn, thực tế hơn và thú vị hơn rất nhiều.
Trong cuốn “Earth in the Balance” xuất bản năm 1992 của mình, Al Gore, thượng nghị sĩ lúc bấy giờ, đã trích dẫn một bài phát biểu của Seattle hồi thế kỉ 19, tù trưởng của người da đỏ Duwamish và Suquamish ở Puget Sound, như một bằng chứng về mối quan tâm của người da đỏ với thiên nhiên. Bài phát biểu nầy nói về muôn vàn thứ trong thế giới tự nhiên, bao gồm những loài côn trùng cuối cùng và cả những cây kim thông, thứ được coi là thiêng liêng với Seattle và bộ lạc của ông, được trích dẫn khá gượng gạo để miêu tả người Mỹ da đỏ như những nhà bảo vệ môi trường tiên phong.
Vấn đề ở chỗ bài phát biểu mà Gore trích dẫn lại là một sự bịa đặt, được soạn ra ở đầu thập niên 70 bởi nhà biên kịch Ted Perry (Perry, với tất cả công cán thuộc về mình, đã cố cho mọi người biết y đã bịa ra bài phát biểu đó, dù không thành công.) Tuy nhiên, nó vẫn đủ sức ảnh hưởng để trở thành cơ sở cho Brother Eagle, Sister Sky, một cuốn sách thiếu nhi đã đạt vị trí bán chạy thứ năm trên tờ New York Times năm 1992.
Bản “Biến tấu” đầu tiên, cũng được các nhà môi trường trích dẫn lại, bị nghi hoặc là để phục vụ cho ý đồ của riêng họ. Nhưng các chuyên gia nói rằng mục đích của tù trưởng Seattel rất rõ ràng, và không có nghĩa là mọi sinh vật được tạo ra, có tri giác hay không có tri giác, đều là “thiêng liêng” với người của bộ lạc ông, hay vì cái hữu tình mà họ coi đất đai ở mọi nơi đều bình đẳng. William Abruzzi của Đại học Muhlenburg giải thích: “Bài phát biểu của Seattle được đưa để tăng tính thuyết phục cho lập luận đòi quyền cho người Suquamish và Duamish được tiếp tục đến thăm các khu chôn cất truyền thống của họ sau khi bán khu đất đó cho những người định cư da trắng.”
Các nhà bảo vệ môi trường, những người đã vẽ ra một huyền thoại về người da đỏ yêu thiên nhiên hoang dã, những người đã rời bỏ môi trường xung quanh mình trong khi chúng vẫn còn vẻ nguyên sơ tuyệt đẹp vì lòng sùng mộ thiêng liêng sâu sắc với thế giới tự nhiên, không hề có sự quan tâm đặc biệt nào đối với người da đỏ Mỹ, sự khác biệt giữa họ hay những ghi chép thực sự về tác động của họ với môi trường. Mà mục đích chỉ là để giới thiệu những người da đỏ theo chủ nghĩa bảo vệ môi trường nhằm mục đích tuyên truyền và sử dụng họ để chống lại xã hội công nghiệp.
Những ghi chép thực sự về tác động của người da đỏ lên môi trường khá là lộn xộn, và tôi đưa ra các chi tiết trong cuốn sách mới của mình, 33 Câu hỏi về Lịch sử Hoa Kỳ mà Bạn Không nên Hỏi. Với những thứ khác, họ tham gia vào việc đốt nương làm rẫy, phá rừng và đồng cỏ, và xóa sổ toàn bộ quần thể động vật (với niềm tin rằng những con vật bị giết lúc săn bắn sẽ được tái sinh với số lượng lớn hơn).
Mặt khác, người da đỏ thường quản lí môi trường rất thành công – mặc dù không phải theo cách mà mọi người thường nghĩ.
Trước giờ chúng ta nghĩ rằng người da đỏ không biết gì về tài sản tư nhân, nhưng quan điểm thực tế của họ về tài sản khác nhau theo thời gian, địa điểm và bộ tộc. Khi đất đai và sự vô pháp còn nhiều, người ta ít khi xác định và thực thi các quyền tài sản. Nhưng khi đất đai ít đi và luật lệ ngày càng nhiều, người da đỏ đánh giá cao giá trị của việc chuyển nhượng quyền sở hữu (ví dụ) như săn bắn và đánh cá.
Nói cách khác, người Mỹ da đỏ cũng là con người và hành xử theo lẽ thường tình trước những tác động mà họ gặp phải, chứ không phải tấm bia để bị lợi dụng nhân danh chủ nghĩa môi trường hay bất kỳ mục đích chánh trị nào khác.
Ở một số bộ lạc, các nhóm có hệ huyết thống và thị tộc được chỉ định săn bắn ở khu vực riêng, nghĩa là họ sẽ có những lợi ích nhứt định khi không săn bắn quá mức và đảm bảo có đủ số lượng động vật để sinh sản cho mấy năm về sau. Họ cũng có động lực để cấm những người từ các gia đình và thị tộc khác săn bắn trên đất của họ. Ở Tây Bắc Thái Bình Dương, người da đỏ được giao quyền đánh bắt cá độc quyền có kiểu quản lí tương tự: thay vì bắt hết cá hồi, họ sẽ bỏ lại một phần nhỏ đặng chúng có thể sinh sản về sau. Những người da trắng sau này đã thiết lập quyền kiểm soát đối với nguồn cá hồi không may đã bỏ qua bài học quan trọng này từ người da đỏ.
Người da đỏ không phải lúc nào cũng nhớ về bài học của cha ông. như Arapahoes và Shoshones trong Khu bảo tồn Wind River của Wyoming, những kẻ trong những năm gần đây đã ( nhờ trợ giúp từ các xe địa hình và súng trường công suất lớn) đã xóa sổ toàn bộ quần thể động vật. Mối quan hệ thiêng liêng của họ với thiên nhiên giờ đi đâu rồi?
Mà điều này xảy ra cũng dễ đoán khi ta cho rằng động vật hoang dã thuộc về tất cả mọi người. Sao phải để dành cho tương lai, khi bất kì con vật nào bạn giữ mạng có thể sẽ bị người khác giết. Lúc không có quyền sở hữu trong săn bắn, không có cách nào (và không có động cơ) để để ngăn chặn hành vi săn mồi ngắn hạn như vậy. Đó là lý do tại sao các bộ lạc da đỏ đã đưa ra những độc quyền này – đó là cách tốt nhứt để bảo tồn các loài động vật và giữ nguồn cung cho tương lại.
Và, cái tri thức da đỏ bị lãng quên này sẽ ngày nào trở lại?
Nguồn: https://mises.org/library/were-american-indians-really-environmentalists?